- Trường: Học viện Khoa học xã hội
- Tác giả: TS. Phùng Thị Yến
- Định dạng: PDF/WORD
- Số trang: 179
- Năm: 2022
- Chuyên ngành: Luật Kinh tế
- Từ khóa: Doanh nghiệp xã hội
Học viện Khoa học xã hội
[Luận án 2022] Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án theo pháp luật Việt Nam hiện nay – TS. Phạm Công Thiên Đỉnh
- Trường: Học viện Khoa học xã hội – GASS
- Tác giả: TS. Phạm Công Thiên Đỉnh
- Định dạng: PDF
- Số trang: 174 trang
- Năm: 2022
- Chuyên ngành: Luật Kinh tế
- Từ khóa: Giải quyết tranh chấp/ Người tiêu dùng/ Thương nhân/ Tòa án nhân dân
[Luận án 2017] Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa / TS. Đỗ Thành Trường
Tệ nạn ma túy không chỉ là hiện tượng tiêu cực xã hội của một quốc gia nào mà đã trở thành một hiện tượng tiêu cực phổ biến toàn cầu. Ở Việt Nam, khi nền kinh tế chính thức chuyển mình sang cơ chế thị trường, ma túy và tội phạm về ma túy cũng hiển thị là một hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khỏe, gieo rắc những căn bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội. Nó đồng thời còn là tác nhân làm phát sinh các loại tội phạm khác như: Trộm cắp tài sản, cướp tài sản, giết người… gây mất ổn định về chính trị, xã hội. Vì thế, trong tiến trình lập pháp hình sự Việt Nam, từ ghi nhận một tội danh về ma túy vào năm 1986 đã chuyển sang ghi nhận một chương các tội phạm về ma túy vào năm 1997… [167 Trang]
[Luận án 2017] Các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa / TS. Nguyễn Văn Dũng
Chỉ thị số 48 – CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị đã và đang được thực hiện ở các cấp, các ngành và các lĩnh vực của đời sống xã hội ở nước ta, trong đó có lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu tội phạm học trong nhiều năm cho thấy, trong tình hình tội phạm ở nước ta, các tội xâm phạm sở hữu luôn luôn chiếm tỷ trọng vượt trội, chiếm 58,54% tổng các bị cáo ở giai đoạn 1986 – 1988 (giai đoạn còn cơ chế bao cấp); 44,72% ở giai đoạn 2001 – 2003; 41,25% ở giai đoạn 2004 – 2008 [105] và ở giai đoạn 2009 – 2011 giảm xuống còn 37, 87%…. [241 Trang]
[Luận án 2017] Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật Việt Nam / TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Phòng ngừa hành chính là biện pháp được sử dụng phổ biến trong quản lý hành chính nhà nước ở mọi quốc gia. Theo quy định pháp luật Việt Nam, phòng ngừa hành chính là biện pháp do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng để ngăn ngừa những vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước cũng như bảo đảm an toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh…. Tính chất cưỡng chế của các biện pháp phòng ngừa hành chính thể hiện ở chỗ: việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa không cần sự đồng ý của cá nhân, công dân, tổ chức và quyết định áp dụng các biện pháp phòng ngừa phải được chấp hành vô điều kiện… [162 Trang]
[Luận án 2017] Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có sử dụng hợp đồng theo mẫu ở Việt Nam hiện nay / TS. Nguyễn Công Đại
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, cùng với sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã dẫn đến hệ quả là số lượng hợp đồng theo mẫu được giao kết giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ngày càng nhiều. Do tính chất đặc thù của hàng hoá, dịch vụ mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho NTD dẫn đến quy trình giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu tuân theo những trình tự thủ tục và điều kiện rất khác biệt so với giao kết hợp đồng thông thường… [176 Trang]
[Luận án 2017] Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam / TS. Phan Thị Thanh Tâm
Trong tiến trình phát triển không ngừng của xã hội, quyền tự do dân chủ của nhân dân ngày càng được tôn trọng và phát huy trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự luôn là động lực và thước đo của tiến bộ xã hội. Vì vậy, Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số 49 ngày 02/6/2005 về “Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” của Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu tôn trọng, bảo vệ hiệu quả QCN nói chung và quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng của các bên trong tố tụng hình sự nói riêng… [175 Trang]
[Luận án 2017] Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người theo pháp luật hình sự Việt Nam / TS. Vũ Hải Anh
Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, không chỉ xâm hại đến sự phát triển bình thường, lành mạnh của con người mà còn làm tổn thương tinh thần người bị hại cũng như gia đình của họ. Những hành vi này còn có tác động xấu đến xã hội, nhiều vụ án gây phẫn nộ, gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận. Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người không chỉ diễn ra trong cộng đồng hay tại nơi làm việc mà còn có thể diễn ra ngay chính tại gia đình người bị hại. Người phạm các loại tội này thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi khác nhau, không chỉ là người lạ mà những hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự này còn có thể được thực hiện bởi chính những người quen của người bị hại, thậm chí là người thân trong gia đình… [195 Trang]
[Luận án 2016] Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta trong điều kiện Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ / TS. Trương Công Đắc
Ở hầu hết các nước phát triển, nhất là ở những nước có nền kinh tế dựa trên nền tảng chế độ sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế. Nhiều tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia trên thế giới là các doanh nghiệp do tư nhân sở hữu hoặc nắm giữ phần lớn vốn điều lệ. Không chỉ ở những nước phát triển kinh tế thị trường tự do, mà ở cả những nước, ở đó có sự can thiệp nhất định của nhà nước vào đời sống kinh tế, chẳng hạn kinh tế thị trường xã hội hay kinh tế thị trường phúc lợi xã hội, khu vực kinh tế tư nhân vẫn luôn luôn là lực lượng kinh doanh đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp “đầu vào” cho sản xuất và cung cấp sản phẩm, hàng hóa đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng của xã hội… [160 Trang]
[Luận án 2016] Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay / TS. Nguyễn Ngọc Huấn
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị được ghi nhận trong một số văn bản chính trị – pháp lý của Liên hợp quốc bao gồm các văn bản mang tính chất Tuyên ngôn như Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966… [167 Trang]
[Luận án 2016] Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam / TS. Trần Thị Tuyết Nhung
Quyền có việc làm là một trong những quyền cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Việc thực hiện quyền có việc làm cho NLĐ chính là tiền đề quan trọng nhằm sử dụng, phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời, đây cũng là chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn trong đó có Việt Nam. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, trong những năm qua, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH tạo nhiều việc làm cho NLĐ, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh… [171 Trang]
[Luận án 2016] Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay / TS. Lê Bí Bo
Bán hàng đa cấp du nhập vào Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XX, theo số liệu thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, tính đến hết Quý I năm 2016, đã có 67 công ty đang áp dụng phương thức kinh doanh này (trong đó, có 54 doanh nghiệp trong nước và 13 doanh nghiệp nước ngoài). Hiện nay, cả nước có khoảng 1,2 triệu người tham gia mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp đa cấp, tổng doanh thu trong năm 2015, khoảng 6.000 tỉ đồng tăng trưởng 6,4% so với năm 2013 [31, tr.19]… [175 Trang]
[Luận án 2016] Pháp luật về Thuê đất ở Việt Nam hiện nay / TS. Nguyễn Khánh Ly
Hiện nay, Luật Đất đai sửa đổi 2013 đã bắt đầu có hiệu lực và dần đi vào thực hiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, qua một thời gian ngắn thực hiện pháp luật về thuê đất vẫn bộc lộ một số thiếu sót, bất cập. Vì vậy, cần có những nghiên cứu từ chính sách, pháp luật cho đến tổ chức các biện pháp nhằm thực hiện tốt chính sách, pháp luật về đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đất đai, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội bền vững… [161 Trang]
[Luận án 2016] Pháp luật về Tên Thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay / TS. Phạm Thị Thúy Liễu
Tên thương mại của doanh nghiệp là một trong những yếu tố đầu tiên tạo lên sự thành công của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tên thương mại ít được quan tâm không được xem là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, tên thương mại đã thực sự trở thành một tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp thường gắn liền với giá trị tên thương mại mà doanh nghiệp đó đã tạo ra. Để có được một tên thương mại có tên tuổi, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều nguồn lực tài chính, thời gian để tạo dựng bởi lẽ không doanh nghiệp nào có tên thương mại có giá trị ngay từ khi khởi nghiệp mà nó đòi hỏi một quá trình lâu dài thông qua việc cung cấp ra thị trường những sản phẩm ngày càng tốt hơn, giá cả hợp lý, thể hiện rõ tính văn minh thương mại, sự chăm sóc khách hàng… [170 Trang]
[Luận án 2016] Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam / TS. Bùi Đức Hiển
Không khí là một thành phần quan trọng cấu thành môi trường tự nhiên trái đất, cung cấp điều kiện thiết yếu đảm bảo sự hình thành, tồn tại, phát triển của con người và các sinh vật. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội, bên cạnh những thành tựu, nhân loại cũng đã và đang đối mặt với nhiều mặt trái, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí. gây biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozon,… đe dọa cuộc sống của con người cũng như sinh vật trên thế giới [58]… [172 Trang]
[Luận án 2016] Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay / TS. Hồ Thị Duyên
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Thông qua việc cạnh tranh, người kinh doanh không ngừng cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ để giành, giữ và nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, cạnh tranh cũng có thể tác động tiêu cực đối với cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Do vậy, hoạt động cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các thiết chế nhà nước và các định chế pháp luật. Sự can thiệp của Nhà nước và tư duy cạnh tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng có lợi là xu hướng tất yếu bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững… [157 Trang]
[Luận án 2016] Pháp luật về Đăng ký kinh doanh ở Việt Nam hiện nay / TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (11/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trọng tâm đổi mới là kinh tế nhằm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với chủ trương đó, nền kinh tế đất nước ta đã có bước chuyển mình từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự đa dạng về các thành phần kinh tế cùng các hoạt động kinh doanh, góp phần mạnh mẽ vào việc giải phóng thị trường, tăng quyền tự chủ kinh doanh của công dân. Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường hội nhập và phát triển trên tất cả các lĩnh vực… [157 Trang]
[Luận án 2016] Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh / TS. Phạm Văn Đàm
Tín dụng là một trong những chức năng cơ bản trong hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đồng thời là một loại hình đáp ứng hiệu quả nhu cầu cung cấp vốn cho nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng thực chất là quan hệ mà một bên chủ thể là ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay tiền tệ nhằm đáp ứng các yêu cầu về vốn hoặc nhu cầu khác của mọi chủ thể trong đời sống kinh tế – xã hội. Cho đến thời điểm hiện nay, tín dụng ngân hàng thông qua hoạt động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng vẫn là nguồn cung cấp vốn quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế so với các hình thức cung cấp vốn khác. Trong những năm qua, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng được hình thành và phát triển, tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh về quy mô, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng hiện nay vẫn đang tiềm ẩn những yếu kém, rủi ro nhất định, như rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản khá lớn, tính ổn định, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh chưa cao.. [159 Trang]
[Luận án 2016] Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay / TS. Lê Văn Thiệp
Hiện nay trên thế giới, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật nói chung và công nghệ thông tin nói riêng, thì thương mại điện tử đang nắm giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội, chính nó đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng tỷ trọng GDP của những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Thương mại điện tử là sự phát triển của thương mại truyền thống, được cấu thành bởi nhiều thành tố, trong đó có sự áp dụng các thành quả của khoa học – kỹ thuật phục vụ đời sống con người cũng như việc thỏa mãn các nhu cầu khác. Đây là xu hướng tất yếu của sự phát triển trên mọi phương diện về kinh tế – xã hội ở mọi quốc gia trong thời kỳ toàn cầu hóa… [183 Trang]
[Luận án 2016] Pháp luật thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn TP. Cần Thơ / TS. Huỳnh Văn Diện
Thuế Thu nhập cá nhân là một sắc thuế trực thu ra đời tương đối sớm ở các nước phát triển và đang áp dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tỷ trọng của thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu ngân sách nhà nước chiếm rất cao từ 30 – 40%, thậm chí trên 50% như Mỹ, Nhật, Canada, Autralia, Niuzilân; các nước đang phát triển chiếm từ 15 – 30% như Thái Lan, Malaixia, Philipin [147]… [183 Trang]