[Luận văn 2023] Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng thương mại – ThS. Lê Minh Thư
- Trường: Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
- Tác giả: Lê Minh Thư
- Chuyên ngành Cao học: Luật Hình sự & Tố tụng hình sự /
- Số trang: 82 trang / Định dạng: WORD&PDF
- Từ khóa tìm kiếm: Bảo đảm tiền vay, Ngân hàng thương mại, Tài sản bảo đảm, Tiền vay, Xử lý tài sản bảo đảm
Mục lục:
MỤC LỤC LUẬN VĂN
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
XLTSBĐ tại NHTM là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, học viên đã tham khảo một số nghiên cứu và bài viết sau:
Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng” của tác giả Phan Đăng Hải đăng trên Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 219 – Tháng 8/2020 đã hệ thống hóa những bất cập của pháp luật về XLTSBĐ, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về XLTSBĐ nhằm bảo vệ quyền lợi của TCTD. Tuy nhiên, bài viết dựa trên Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành.
Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong hoạt động xử lý nợ của tổ chức tín dụng” của tác giả Hoàng Mạnh Hùng – Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2018. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục, phương thức XLTSBĐ là QSDĐ và tài sản gắn liền với đất tại các TCTD. Tuy nhiên, luận văn năm 2018 nên chưa có nhiều phân tích về việc áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu và XLTS để thu hồi nợ xấu.
Luận văn Thạc sĩ “Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Đông Anh” của tác giả Lê Thị Thu Hà – Đại học Luật Hà Nội, năm Luận văn mang tính ứng dụng đã phân tích được những quy định của pháp luật và quy định nội bộ Agribank về XLTSBĐ, nêu được một số bất cập trong việc XLTSBĐ là QSDĐ tại một chi nhánh NH cụ thể. Tuy nhiên, luận văn có phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp tại một chi nhánh NH.
Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân – thực tiễn tranh giải quyết tranh chấp tại tỉnh Kiên Giang” của tác giả Trương Tuyết Nhẫn – Trường Đại học Trà Vinh, năm 2020. Luận văn đã trình bày về các quy định của pháp luật về thế chấp QSDĐ và XLTS thế chấp là QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, luận văn giới hạn về thực tiễn giải quyết tranh chấp trong phạm vi tỉnh Kiên Giang và căn cứ phân tích QPPL là Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành.
Làm gì nếu chưa tìm thấy tài liệu bạn cần?
[MIỄN PHÍ] Hỗ trợ rà soát và tìm kiếm tài liệu theo đề tài hoặc từ khóa!!!Luận văn Thạc sĩ “Xử lý tài sản bảo đảm trong lĩnh vực ngân hàng” của tác giả Nguyễn Trần Phương Trang, Đại học Luật Hà Nội, năm 2021. Luận văn đã đề cập đến những vấn đề mới được đề cập tại Nghị định 21, đề xuất những biện pháp hoàn thiện cơ chế về XLTSBĐ nhưng các đề xuất còn mang tính đơn lẻ, chưa có tính đồng bộ.
Ngoài ra, học viên còn tham khảo các bài báo và nghiên cứu khoa học, báo cáo tổng kết có liên quan như: “Quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý tài sản bảo đảm trong thi hành án dân sự và thực tiễn thi hành” của tác giả Nguyễn Thị Nhàn & Trần Thị Lành trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10/2016; “Bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm” của tác giả Võ Đình Toàn và Đinh Văn Linh trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 6/2018; “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ – nhìn từ góc độ lý luận” của tác giả Lê Thị Thu Thủy đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 18 (370), Tháng 9/2018; “Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội” của tác giả Từ Minh Liên đăng trên trang thông tin điện tử Sở Tư pháp Quảng Bình ngày 02/01/2020; Báo cáo “Tổng kết thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm” số 54/BC-CP ngày 28/02/2022; “Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh của Trương Tuyết Minh (2022); “Quyền thu giữ tài sản bảo đảm trong pháp luật của Pháp, Hoa Kỳ và một số gợi mở cho Việt Nam” của TS. Đoàn Thị Phương Diệp & ThS. Lưu Minh Sang đăng trên tạp chí ngân hàng điện tử ngày 29/12/2021; “Bản thuyết minh Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đôi)” của Bộ Tư pháp, ngày 25/11/2014….
Mỗi bài viết có hướng tiếp cận và có những đề xuất khác nhau nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện XLTSBĐ để thu hồi nợ của NH. Học viên tham khảo, tiếp thu và đồng thời có những phân tích, đánh giá, nhận định và đưa ra những đề xuất mới chưa được nhiều người nghiên cứu.
LIÊN HỆ ZALO:
Nếu không thể liên hệ qua Facebook, bạn liên hệ với admin qua Zalo 0927.119.281 nhé!