[Luận án 2023] Hoạt động chứng minh của Luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ – TS. Nguyễn Văn Minh
- Trường: Học viện Khoa học xã hội
- Tác giả: Nguyễn Văn Minh
- Chuyên ngành Cao học: Luật Hình sự & Tố tụng hình sự /
- Số trang: 172 trang / Định dạng: WORD&PDF
- Từ khóa tìm kiếm: Các tội phạm về xâm phạm sở hữu, Hoạt động chứng minh, Luật sư, Xâm phạm sở hữu, Xét xử hình sự sơ thẩm
Mục lục:
MỤC LỤC LUẬN ÁN
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chứng minh là hoạt động cốt lõi, xuyên suốt quá trình tố tụng thu hút sự tham gia của các chủ thể thực hiện các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự (TTHS) để làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Quá trình chứng minh có nội dung thống nhất, phương tiện, phạm vi, đối tượng chứng minh đều do luật TTHS quy định. Tuy nhiên, khi tham gia vào hoạt động chứng minh các chủ thể có quyền, nghĩa vụ tố tụng khác nhau và phương thức thực hiện khác nhau. Cũng như các chủ thể TTHS khác, luật sư thực hiện chức năng bào chữa thông qua hoạt động chứng minh và chính hoạt động này nhằm cụ thể hóa chức năng bào chữa, là biểu hiện rõ nét nhất về thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự.
Hoạt động chứng minh của luật sư có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình giải quyết vụ án. Trong tiến trình tố tụng, luật sư bào chữa được coi như người cùng với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ công lý, góp phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án, thông qua đó chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ TNHS cho người bị buội tội. Hoạt động chứng minh của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo vệ lợi ích công, còn hoạt động chứng minh của luật sư (HĐCMLS) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Để bảo vệ người bị buộc tội, luật sư phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng sự thật khách quan và để bảo vệ công lý, luật sư phải thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Hoạt động chứng minh của luật sư nhằm cân bằng, hài hòa giữa bảo vệ quyền lợi của người bị buộc tội và bảo vệ lợi ích công cộng.
Hoạt động chứng minh của chủ thể buộc tội, bào chữa và xét xử độc lập nhưng có mối quan hệ ràng buộc với nhau hợp thành một thể thống nhất được quyết định bởi mục đích chung của TTHS là xác định sự thật của vụ án. Tuy nhiên, về lý luận và thực tiễn HĐCMLS vẫn chưa thực sự được đề cao, tôn trọng tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của luật sư. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chưa có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của luật sư là góp phần xác định sự thật vụ án, hạn chế oan, sai. Lý luận về hoạt động chứng minh nói chung và HĐCMLS nói riêng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa có sự nhận thức thống nhất và chưa được nghiên cứu nhiều, trong khi đây là phần lý luận cơ bản nhất trong hoạt động tố tụng hình sự.
Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động chứng minh của luật sư vẫn còn nhiều bất cập, quyền tố tụng của luật sư chưa được quy định đầy đủ, đặc biệt là quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của người bào chữa chưa được quy định rõ ràng và không có những bảo đảm tố tụng kèm theo nên không đảm bảo tính thực quyền của người bào chữa, HĐCMLS trong xét xử sơ thẩm còn mang tính hình thức, chưa bảo đảm các quyền của luật sư, chưa tạo điều kiện để luật sư tham gia tranh tụng bình đẳng với bên buộc tội, hoạt động xét hỏi, tranh luận của luật sư còn hạn chế bởi vai trò quá tích cực của Tòa án, chưa phát huy vai trò, chức năng đích thực của chủ thể bào chữa trong quá trình tham gia hoạt động chứng minh tại phiên tòa sơ thẩm.
Thực tiễn hoạt động chứng minh của luật sư đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng cùng với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng làm sáng tỏ sự thật của vụ án, giúp cho vụ án được giải quyết nhanh chóng, chính xác, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, trong TTHS vai trò của người bào chữa vẫn còn mờ nhạt, chưa được tôn trọng đúng mức, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn xem nhẹ, thậm chí coi thường, cố tình bỏ qua nhiều tình tiết, chứng cứ quan trọng do luật sư đưa ra cũng như các ý kiến, đề nghị của luật sư không được chấp nhận, lẽ ra phải được chấp nhận, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan cho người vô tội. Thực tiễn cho thấy, một trong những nguyên nhân của các vụ án oan có nguyên nhân xuất phát từ việc chưa đề cao, tôn trọng vai trò của người bào chữa cũng như hoạt động chứng minh của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án.
Làm gì nếu chưa tìm thấy tài liệu bạn cần?
[MIỄN PHÍ] Hỗ trợ rà soát và tìm kiếm tài liệu theo đề tài hoặc từ khóa!!!Xét xử sơ thẩm (XXST) có vị trí trung tâm, giữ vai trò quyết định để giải quyết các vấn đề cơ bản nhất của TTHS. Tính chất, hình thức của xét xử sơ thẩm có vai trò chi phối toàn bộ hoạt động của các chủ thể, trong đó có sự hiện diện của chủ thể thực hiện chức năng bào chữa là luật sư. Hoạt động chứng minh của luật sư có mối quan hệ biện chứng với hoạt động chứng minh của chủ thể buộc tội, xét xử và suy cho cùng, các hoạt động chứng minh lại phụ thuộc vào tính chất, hình thức của phiên tòa sơ thẩm. Mối quan hệ nhiều chiều này trong sự gắn kết với hoạt động chứng minh của luật sư chưa được nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện có hệ thống.
Trong bối cảnh cải cách tư pháp, Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc tranh tụng và Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị cũng đã nhấn mạnh: “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Điều này đồng nghĩa với việc đề cao vai trò hoạt động chứng minh của người bào chữa trong điều kiện của nguyên tắc tranh tụng. Đây là vấn đề lý luận mới so với trước đây khi chưa thừa nhận nguyên tắc tranh tụng để bảo đảm quyền cho luật sư tham gia hoạt động chứng minh làm sáng tỏ sự thật của vụ án.
Pháp luật TTHS không thể đặt ra những vấn đề phải chứng minh trong từng vụ án mà chỉ có thể quy định chung nhất về những vấn đề phải chứng minh trong bất kỳ vụ án nào. Vì vậy, tùy theo từng loại tội phạm cũng như các nhóm tội khác nhau mà đối tượng chứng minh cũng khác nhau. Các tội xâm phạm sở hữu là một nhóm tội độc lập trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015. Tính độc lập của nhóm tội này cho thấy nó có những đặc điểm pháp lý hình sự nhất định nên đối tượng chứng minh sẽ khác với các nhóm tội phạm khác và những khác biệt này chi phối đến hoạt động chứng minh của luật sư. Mối quan hệ giữa xét xử sơ thẩm với hoạt động chứng minh của luật sư và các tội xâm phạm sở hữu cho đến nay chưa được nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện.
Từ những phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ là sự kiểm định cần thiết cho lý luận khoa học về hoạt động chứng minh nói chung và hoạt động chứng minh của luật sư nói riêng mang tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đây là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài “Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ” làm Luận án tiến sĩ luật học.
LIÊN HỆ ZALO:
Nếu không thể liên hệ qua Facebook, bạn liên hệ với admin qua Zalo 0927.119.281 nhé!