Luận án GASS 2022. Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án theo pháp luật Việt Nam hiện nay – TS. Phạm Công Thiên Đỉnh
Mục lục:
THÔNG TIN LUẬN ÁN
- Trường: Học viện Khoa học xã hội – GASS
- Tác giả: TS. Phạm Công Thiên Đỉnh
- Định dạng: PDF
- Số trang: 174 trang
- Năm: 2022
- Chuyên ngành: Luật Kinh tế
- Từ khóa: Giải quyết tranh chấp/ Người tiêu dùng/ Thương nhân/ Tòa án nhân dân
LỜI MỞ ĐẦU
Khi đề cập đến chiến lược phát triển về kinh tế – xã hội của một đất nước, các nhà nghiên cứu luôn chú tâm đến khía cạnh pháp luật của nó và tìm ra phương thức điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển kinh tế. Để hội nhập với nền kinh tế đang phát triển to lớn của nhiều nước trên thế giới, và để góp phần giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh trong hoạt động tiêu dùng, bảo đảm về quyền tự do kinh doanh, bảo vệ và tôn trọng lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể trong kinh doanh, cũng như NTD và việc ổn định và phát triển nền kinh tế thị trường. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, quan hệ tiêu dùng đã được mỡ rộng nhiều quốc gia. Đặc biệt các quốc gia đang phát triển trên thế giới, sức cung tăng, sức cầu tăng, thương nhân ngày càng nhiều, NTD càng ngày càng đông vì thế khó tránh khỏi vấn đề tranh chấp xảy ra. Pháp luật điều chỉnh quan hệ tiêu dùng cũng từ đó mà hình thành và phát triển nhanh chóng. Trong quan hệ tiêu dùng, tranh chấp là điều khó tránh. Khi mối quan hệ cung, cầu này phát triển và mở rộng về quy mô, nó sẽ gia tăng tính chất phức tạp của việc cung ứng hàng hoá cũng đồng thời gia tăng tính phức tạp của các tranh chấp tiêu dùng. Điều này cần phải nghiên cứu tỷ mỷ để đảm bảo tính công bằng cho các bên nếu không may có tranh chấp xảy ra.
Tranh chấp tiêu dùng không mới nhưng trước tình hình phát triển kinh tế, đường lối đổi mới và chính sách mở cửa của Nhà nước…đã tạo điều kiện cho nhiều thương nhân thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, có cơ hội phát triển, và NTD có cơ hội lựa chọn các sản phẩm mà họ cần. Trong quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa NTD với thương nhân khó có thể tránh khỏi các tranh chấp ngoài ý muốn. Trước bối cảnh đó Việt Nam đã cho ban hành LBVQLNTD 2010, các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định trong việc giải quyết tranh chấp tiêu dùng.
Ví dụ: một số phương thức có thể giải quyết tranh chấp như: phương thức trọng tài, hoà giải, thương lượng, Toà án. Ngoài ra, PLBVQLNTD liên quan tới các ngành luật khác chẳn hạn như pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, luật nhà ở, điều này khiến giới học giả và các nhà lập pháp chưa thể giải quyết hết trong bối cảnh yêu cầu đặt ra đối với hoạt động lập pháp. Hiện nay có nhiều quy phạm được ban hành với mục đích điều chỉnh tốt hơn mối quan hệ giữa NTD với thương nhân cụ thể bằng phương thức Toà án, vì thế việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật là rất cần thiết cho giai đoạn phát triển kinh tế. Trong vấn đề giải quyết tranh chấp, một số ưu điểm cần được phát huy hơn nữa và một số nhược điểm cần hoàn thiện để trở nên tốt hơn.
Ngày nay vị thế của NTD được nâng lên, pháp luật cũng đã chú tâm đến vấn đề có liên quan đến tranh chấp trong tiêu dùng. Trước yêu cầu chung đó, tác giả đã nhìn nhận: việc nghiên cứu quan hệ pháp luật tiêu dùng và các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng là điều cần thiết. Hiện nay tranh chấp tiêu dùng có khuynh hướng gia tăng, chúng diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết mang lại hiệu quả. Do dó việc lựa chọn một phương thức giải quyết hợp lý là vấn đề mang ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt tranh chấp phát sinh giữa thương nhân với NTD. Trên thực tế, Toà án là cơ quan có đầy đủ các chức năng để thực hiện những cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng phương thức Toà án vừa có những ưu điểm nhất định, vừa có những điểm hạn chế cố hữu cần được nghiên cứu để khắc phục. Từ các phân tích trên, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài: “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng toà án theo pháp luật Việt Nam hiện nay.” Để làm đề tài nghiên cứu sinh cho mình, với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam trong tương lai.
LIÊN HỆ ZALO:
Nếu không thể liên hệ qua Facebook, bạn liên hệ với admin qua Zalo 0927.119.281 nhé!