Hiện nay, tại các cơ sở giáo dục đại học thì việc rèn luyện kỹ năng cho sinh viên thông qua hoạt động khởi nghiệp đang được xem là xu hướng mới cho việc đào tạo được những sinh viên toàn diện. Tuy nhiên, trên thực tiễn tại nhiều trường đại học nói chung, Trường Đại học Luật, Đại học Huế nói riêng thì quá trình này vẫn còn gặp không ít những khó khăn vì nhiều nguyên nhân. Do đó, bài viết này được thực hiện để tìm hiểu, phân tích về hoạt động rèn luyện kỹ năng cho sinh viên thông qua hoạt động khởi nghiệp từ các trường đại học. Qua đó, đưa ra kiến nghị nhằm giải quyết những khó khăn gặp phải trong việc thực hiện hoạt động kể trên tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế.
Thừa Thiên Huế
Làm gì nếu chưa tìm thấy tài liệu bạn cần?
[MIỄN PHÍ] Rà soát và tìm kiếm tài liệu theo đề tài hoặc từ khóa!!![Tạp chí 2022] Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo hộ, khai thác, phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cơm hến Huế” – Đinh Thị Thùy Dương
Nhắc đến “Cơm hến Huế”, người ta có thể nhớ ngay đến Huế – một món ăn đậm đà hương vị và gắn liền với tên tuổi của vùng đất Thừa Thiên. Tuy nhiên, Cơm hến vẫn là tên gọi cho sản phẩm chưa được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (một trong những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)). Để bảo hộ, khai thác, phát triển hiệu quả của sản phẩm “Cơm hến Huế”, bài viết đề xuất giải pháp bảo hộ dưới đối tượng quyền SHTT là nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) với tên gọi: “Cơm hến Huế”, từ đó xây dựng quy chế sử dụng và phát triển NHCN “Cơm hến Huế”. Kết quả của việc bảo hộ này mang lại lợi ích cho chủ hộ kinh doanh và bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người tiêu dùng nói riêng và cộng đồng nói chung. Đồng thời là tiền đề để việc bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận mang yếu tố địa danh ngày càng phát triển hơn ở tỉnh Thừa Thiên Huế và trên cả nước.
[Tạp chí 2021] Yêu cầu phát triển bền vững trong việc thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương – Lê Thị Phúc
Việt Nam muốn kiểm soát tốt quyền lực nhà nước ở địa phương thì không thể không thúc đẩy phân cấp, phân quyền. Tuy nhiên, phân cấp, phân quyền cũng tạo ra những khó khăn, thách thức đối với việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương. Bài viết chỉ ra những bất cập của cơ chế kiểm soát giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở Việt Nam khi thực hiện phân quyền, phân cấp và đưa ra một số khuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế này.Từ khóa: Phát triển bền vững, Thực hiện pháp luật, Quy hoạch sử dụng đất, Thành phố trực thuộc trung ương.